Khi có ý định thành lập công ty, nhiều người sẽ không hiểu vốn lưu động và vốn điều lệ; nhất là những công ty khởi nghiệp mà chủ sở hữu có xuất thân kỹ thuật,... chưa có thời gian tìm hiểu về các loại vốn. Bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vốn lưu động là gì? Có tác dụng thế nào khi thành lập công ty?
Một doanh nghiệp tồn tại không chỉ nhờ vào vốn điều lệ mà phải có thêm vốn lưu động. Vốn lưu động không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động - Vốn hoạt động (Working capital) là một hình thức thước đo tài chính, thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp; nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: tiền thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp,...
Quản lý vốn lưu động là những công việc liên quan tới quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, tiền mặt. Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn; điều đó được thể hiện rõ nhất ở công thức tính, cụ thể như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó,
- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...
- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.
Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại.
Thông thường, một công ty sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:
- Vốn lưu động có giá trị dương:
Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.
- Vốn lưu động có giá trị âm:
Chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ dẫn đến tình huống phá sản.
Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn lưu động
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020; vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là Việt Nam Đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Khái niệm vốn điều lệ và vốn lưu động thực chất hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được sở hữu bởi các thành viên ghi trên điều lệ công ty, nó có liên quan đến rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên căn cứ trên tỷ lệ góp vốn ghi trên điều lệ.
Vốn lưu động là khái niệm thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp, là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh. Phần dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị có thể xem là vốn cố định.
Khi mới thành lập thì toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành tự vốn tự có (hay vốn ghi trên điều lệ ban đầu) nhưng sau này vốn kinh doanh sẽ được hình thành từ nhiều nguồn, vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận để lại, trong khi vốn điều lệ vẫn không đổi trừ khi có quyết định thay đổi điều lệ.
---------------------
Giải pháp doanh nghiệp cung cấp gói dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí các quy định mới nhất về việc thành lập doanh nghiệp. Chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.
Hotline: 08 6977 8977
Địa chỉ: 59/120/35 Đường 102, Phường Tăng Nhơn Phú A (Quận 9), Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]