Tư vấn miễn phí thông tin thuế - phí; cách sử dụng chữ ký số - hóa đơn điện tử
Liên hệ ngay  

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phạt đến 100 triệu đồng

Liên hệ ngay  

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN PHẠT ĐẾN 100 TRIỆU ĐỒNG 

Phạt đến 30 triệu đồng hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán

Trong đó, với lĩnh vực kế toán, về xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán; áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán; áp dụng sai quy định về kỳ kế toán; áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định; tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu; ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn; chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký; ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền; chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký; chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ; không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định; để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Phạt nặng hành vi khai man số liệu báo cáo tài chính

Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính. Cụ thể, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Đối với một trong các hành vi: Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định; áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không lập báo cáo tài chính theo quy định; lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán; lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài viết khác
Các thông tin cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính

Các thông tin cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính

Để lập báo cáo tài chính, trước tiên cần thu thập những thông tin cần thiết để tiến hành. Vậy những thông tin nào được phép sử dụng để lập BCTC?
Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo quan trọng nhất. Nó có ý nghĩa đối với công tác quản lý của doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cũng như các đối tượng quan...
Thuế tạm nộp của 4 quý không thấp hơn 80% số phải nộp theo quyết toán năm

Thuế tạm nộp của 4 quý không thấp hơn 80% số phải nộp theo quyết toán năm

Số thuế tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số phải nộp theo quyết toán năm. Đó là một trong những nội dung sửa đổi quan trọng của Nghị định bổ...
Giảm thuế VAT xuống 8% vẫn còn nhiều rắc rối khi áp dụng

Giảm thuế VAT xuống 8% vẫn còn nhiều rắc rối khi áp dụng

Việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% là một trong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn còn khá nhiều...
Không giảm thuế VAT xuống 8% sẽ bị xử lý nghiêm

Không giảm thuế VAT xuống 8% sẽ bị xử lý nghiêm

Trên trang thông tin của Bộ tài chính đã đưa ra lời cảnh báo về việc doanh nghiệp, tổ chức không giảm VAT xuống 8%; nếu đây là cố tình sẽ bị xử lý nghiê...
GIẢM THUẾ GTGT BAO NHIỀU VÀ VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO ?

GIẢM THUẾ GTGT BAO NHIỀU VÀ VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO ?

Chính phủ đã ban hành quy định chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 như sau: 
Hotline tư vấn miễn phí: 0869778977
Zalo